MAP 2023 | Bàn tròn Nghệ thuật 2 - Thuyết trình của Akosua Viktoria Adu-Sanyah và Nguyễn Vũ Hải | ROUNDTABLE 2 - Presentations of Akosua Viktoria Adu-Sanyah and Nguyễn Vũ Hải
[ENGLISH below]
Bàn tròn nghệ thuật 2: Thuyết trình của Akosua Viktoria Adu-Sanyah và Nguyễn Vũ Hải Bài viết phản hồi của Caroline Levin dựa trên những trao đổi sau bàn tròn nghệ thuật thứ hai của MAP 2023
Trong một khóa học mà tôi tham gia vào học kỳ cuối cùng tại UC Berkeley về ký ức thời kì cuối chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, tôi đã được làm quen với khái niệm Ma, một biểu tượng Hán-Nhật biểu thị 'không gian âm' - 'một hình ảnh ánh sáng chiếu qua khoảng không trống của một khung cửa'. Thuật ngữ này được sử dụng để khám phá những lỗ hổng trong việc xây dựng ký ức về thời kỳ xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh khu vực đang chuyển đổi sang hệ thống chính trị dân chủ và nền kinh tế định hướng thị trường. Những điểm mù mà mọi người cần giải quyết và hành động dựa trên đó là gì? Để lấp đầy? Để nhớ về một cuộc sống dường như vẫn sẽ luôn vậy, và rồi đột nhiên không còn như thế nữa? Triết lý này đã trở thành khung tham khảo cho nghiên cứu của tôi về các không gian nghệ thuật đương đại độc lập đang lên ở Hà Nội – làm thế nào họ cùng nhau giải quyết những lỗ hổng trong tổ chức văn hóa ở Việt Nam ngày nay, trong bối cảnh biến đổi đặc biệt nhanh chóng của kinh tế-xã hội-văn hóa? Hóa ra, câu trả lời không được tìm thấy trong các tổ chức cổ điển của phương Tây –- các viện bảo tàng và trường đại học nghệ thuật đương đại, tài trợ của nhà nước, v.v. – mà đòi hỏi ta phải tìm kiếm vượt ra ngoài những điều ít được nhìn thấy rõ ràng hơn.
Nhu cầu học thuật nhằm khám phá khái niệm Ma đối lập với trải nghiệm thực tế của tôi khi sống ở Hà Nội. Trong hầu hết mọi tình huống hàng ngày, bạn đều phải đối mặt với những gì có thể được mô tả chính xác nhất là sự kích thích quá mức. Chỉ riêng việc qua đường, bạn bắt buộc phải hiện diện một cách cường điệu, tính toán chi li từng khoảng trống để tranh thủ cơ hội tiến về phía trước và tránh va chạm với những chiếc xe tay ga/taxi/xe buýt đang vụt qua. Bạn không có thời gian để suy nghĩ về bất cứ điều gì ngoài bước đi ngay sau đó của mình, chứ đừng nói đến việc giải quyết những lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng đô thị hiện có. Trong tạp âm của vô số vật thể chuyển động này, có rất ít chỗ để xem xét những vật thể nào không có cơ hội tham gia một cách rõ ràng vào sự nhộn nhịp này. Và như vậy, bạn góp phần khiến chúng rơi vào trạng thái vô hình – bất động. Ma mờ dần trong ánh đèn đỏ đang dần phóng lớn.
Cuộc trò chuyện bàn tròn MAP gần đây nhất được thực hiện bởi nghệ sĩ Hà Nội Nguyễn Vũ Hải và nghệ sĩ người Đức gốc Ghana, Akosua Viktoria Adu-Sanyah đã làm sáng tỏ sự di chuyển bên lề. Bằng cách làm sáng tỏ câu chuyện về những cơ thể khuyết tật cũng như việc di chuyển trong khu vực ngoại ô Hà Nội, cả Vũ Hải và Akosua đều thách thức những giới hạn trong hiểu biết chung của chúng ta về ‘sự bất động’. Chúng ta không nhìn thấy gì – trên đường phố, trên bản đồ, trong lịch sử, trong ký ức của chúng ta? Những người không thể nhìn thấy – theo nghĩa truyền thống – nhìn thấy gì? Chúng ta, khán giả của MAP 2023, thấy thế nào khi rời khỏi cuộc nói chuyện bàn tròn và triển lãm cuối cùng? Với chủ đề bao quát về tính di động, chúng ta đang tìm kiếm sự chuyển động – và với những người bị giới hạn trong các vị trí bất động, cả hai nghệ sĩ mời chúng ta xem xét những khoảng trống trong tầm nhìn – Ma.
Trong dự án KGC +/- (không gian công +/–), Vũ Hải đã tiết lộ mức độ cơ thể người khuyết tật bị bỏ quên, và từ đó bị phủ nhận trong quy hoạch đô thị Hà Nội. Anh chia sẻ rằng nền tảng học vấn của mình tại trường kiến trúc đã khiến anh nhận ra rằng người khuyết tật liên tục không được tính đến trong cấu trúc vỉa hè đường phố của thành phố, nhưng chỉ khi dành thời gian với người bạn khuyết tật của mình, trải nghiệm sống và những điểm yếu nội tại của nó mới bị phơi bày rõ ràng hơn cả. Anh kể về người bạn của mình, một phụ nữ lớn tuổi đang chật vật để đến được bến xe buýt – một trong số ít phương tiện giao thông ở Hà Nội dành cho người khuyết tật –, cần phải nhờ người dân trên đường dọn vỉa hè để bà có thể thẳng tiến. Việc định hướng trong Hà Nội vốn đã rất khó khăn đối với cả những cơ thể lành lặn. Suy cho cùng, vỉa hè không dành cho người đi bộ chứ đừng nói đến xe lăn. Chúng cung cấp chỗ đậu cho xe tay ga, chỗ ngồi cho các nhà hàng và quán cà phê, và cây cối thường được các chủ cửa hàng và thương gia tận dụng… Nếu bạn sợ đi bộ trên đường – nơi những chiếc xe tay ga bay qua mọi hướng với chiều cao không quá nửa mét được phân bổ tại một thời điểm để băng qua từ bên này sang bên kia –, bạn sẽ phải xuống vỉa hè giáp ranh, có lẽ được định nghĩa rõ nhất khoảng lò-cò bên lề. Vũ Hải đưa ra ánh sáng một cách tái định hình diễn ngôn: những người di chuyển bên lề của sự vận động không phải bất động vốn có do khuyết tật. Họ thực hành và yêu cầu một chuyển động thay thế. Khi điều này không được đáp ứng, khi một thành phố quyết định không thực hiện các sáng kiến cấp thiết để nhận ra sự cần thiết phải di chuyển của họ, họ sẽ trở nên bất động trong thành phố siêu di động.
Trong khi Vũ Hải chia sẻ về lịch sử của một cộng đồng, Akosua chia sẻ câu chuyện cá nhân của cô, một lời chứng về việc đồng thời chứng kiến cuộc vật lộn về y tế của cha cô cũng như phản ứng với những cấu trúc bất công đã sinh ra chúng. Mất đi ba phần tư lượng máu trong một cuộc phẫu thuật tuyến tiền liệt, các bác sĩ và y tá nhìn ông chảy máu mà không đưa ra quy trình y tế rõ ràng về truyền máu. Tổn thương hệ thống thần kinh do thất bại trong việc xử lý kịp thời đã khiến cha cô mất thị lực hoàn toàn.
Phục hồi/Phản kháng (Resilience) là một tài liệu bằng hình ảnh về những gì xảy ra tiếp theo, Akosua ghi lại hành trình thích ứng và phục hồi của cha cô từ Frankfurt đến Ghana, trong khi cô “làm quen với một người đàn ông mới”. Ngoài cuộc đấu tranh để định hướng trong một thế giới “dành cho cơ thể lành lặn”, Akosua còn nêu bật sự phục hồi thể lực của cha cô – được minh họa rõ nhất bằng bức ảnh ông nâng tạ qua đầu. Cha cô qua đời vào tháng 10 năm 2021 khi các biến chứng y tế tái phát...
Cơ thể bị gạt ra ngoài lề vừa được định sẵn cho sự bất động di chuyển bất chấp và chống lại những khó khăn.
Cơn mê (Delirium) là loạt tác phẩm gần đây nhất của Akosua, bao gồm các bản in màu thủ công trong phòng tối từ các hình ảnh do AI tạo ra được chuyển lên phim âm bản màu. Những bức ảnh gốc được sử dụng làm đầu vào cho công cụ AI là những bức ảnh chụp cha cô trước khi ông qua đời. Chính sách nội dung công cụ của AI không cho phép sử dụng khuôn mặt con người vào thời điểm đó. Thật đáng ngạc nhiên, "khuôn mặt của người cha châu Phi của [cô] không được phát hiện là con người." Akosua sau đó đã tái chiếm dụng thành kiến chủng tộc của công cụ, in chân dung cha cô do AI tạo ra ở quy mô lớn. Người xem bắt gặp một cách sâu sắc sự miêu tả này về trải nghiệm của con người, về sự bất công được biến đổi và tái tưởng tượng.
Cơ thể bị gạt ra ngoài lề không được thừa nhận về nhân tính, được cấu hình lại tính tàng hình, trở nên siêu hữu hình.
Bạo lực mang tính hệ thống mà cha cô phải chịu đựng trong thời gian thực đã được duy trì và cấu hình lại khi ông vượt qua sự thiên vị của con người trong trình nhận dạng khuôn mặt khách quan của AI. Bạo lực mang tính hệ thống đặc trưng cho một quá trình hướng tới sự suy giảm khả năng vận động, hướng tới sự bất động. Tôi so sánh Akosua và Vũ Hải khi thảo luận về sự bất động như trái đắng của những hạn chế về cơ cấu. Làm cho những cơ thể bị gạt ra ngoài lề xã hội trở nên bất động, vô hình, không phải con người. Một quá trình từ trên xuống, một sự chuyển động. Không phải bẩm sinh.
Hiểu được quá trình khiến các cơ thể bị gạt sang lề trở nên bất động mở ra hình dung về cách họ có thể di chuyển vào tầm nhìn. Vũ Hải và Akosua, trong tác phẩm của mình, khẳng định một chuyển động đi ngược lại quy trình chính thống. Cả hai nghệ sĩ theo đó đều một lần nữa mang đến những cơ thể bị gạt ra ngoài lề xã hội và những không gian vô hình mà họ sinh sống với một giá trị thay thế. Những góc khuất của sự bất động và sự tàng hình theo đó được biến thành không gian sáng tạo.
Tác phẩm của Akosua thực hiện cho MAP bao gồm việc bịt mắt những người tham gia và yêu cầu họ vẽ một đường thẳng trên một tờ giấy khi đồng thời đi trên một đường thẳng trong nhà máy. Sau đó, cô sẽ xử lý các bức vẽ thành thuật toán tái tạo hình ảnh AI và sau đó in chúng với tỷ lệ lớn tương tự như tác phẩm Delusion nhưng thích ứng với nguồn tài nguyên sẵn có ở Việt Nam – do đó, in trên riso. Trong dự án truy tìm bản đồ di chuyển của sông Hồng, Vũ Hải thể hiện không chỉ cư dân trên những đảo nổi giữa sông, một sự kết hợp giữa cộng đồng vô gia cư, người di cư và các nghệ sĩ thành lập xưởng vẽ để tách biệt với phần còn lại của xã hội, nhưng bản đồ di chuyển của người dân ngày càng không vượt qua sông Hồng/bức tường gốm ngăn cách hai bên.
Vũ Hải: “Làm sao để tôi đi xuyên qua thành phố? Làm thế nào để tôi trải nghiệm nó? Thành phố di chuyển như thế nào?” – một bộ khung làm nổi bật những cơ thể mà ta không nhìn thấy đang đi bên cạnh bên chúng ta, cách họ trải nghiệm nó, cách họ định hình chuyển động của thành phố
—
Akosua: “Tạo hình ảnh từ không gian ngoài-địa-điểm” //làm việc trong phòng tối // sự mù lòa của cha cô
----
Tôi không khẳng định những ‘khoảng trống’ của những không gian/cơ thể bị gạt ra ngoài lề xã hội như cách hiểu truyền thống về ma; đúng hơn, khuôn khổ này xuất hiện trong tâm trí tôi khi những biên độ xuất hiện như mảnh ghép còn thiếu của một bức tranh lớn hơn– có thể là những khu dân cư thưa thớt ở bên kia bức tường/dòng sông, có thể là người mù, những người ngồi xe lăn hoặc những người phải gánh chịu hậu quả của bạo lực mang tính hệ thống. Bằng cách coi những khoảng trống này như những địa điểm sáng tạo, bằng cách truy lại bản đồ, truy tìm lại khả năng di chuyển của đường phố Hà Nội với những cơ thể 'bất động' nói trên, truy tìm trên giấy từ điểm mù, tái chiếm đoạt công nghệ AI đang khiến những cơ thể bị gạt ra ngoài lề xã hội trở nên mất đi tính người … Quá trình tư duy sáng tạo của Vũ Hải và Akosua suy ngẫm về cách chúng ta tiến về phía trước khi hệ thống không cho phép chúng ta làm như vậy. Do đó, nghệ thuật của họ mang đến một tác nhân nhất định vào những khoảng trống này khi chúng ta – những nghệ sĩ, những khán giả nghệ thuật – di chuyển có chủ đích qua chúng. Akosua nhắc nhở khán giả MAP về mục đích của thẩm mỹ: “tiếp thu kiến thức từ trải nghiệm phi trí tuệ”. Trước cả chính sách, công bằng pháp lý, trước những thay đổi trong cơ sở hạ tầng đô thị, chúng ta giải quyết những khoảng trống trong tưởng tượng xã hội của mình và xem xét các giải pháp thay thế mà chúng ta không nghĩ đến hàng ngày.
Ma không chỉ là một khoảng trống. Đó là một sự tạm dừng. Để phá vỡ, để thở, để suy ngẫm. Tôi cảm ơn Vũ Hải và Akosua vì đã chứng minh sự cần thiết của công việc đầy cảm xúc và truy hồi như vậy – dù là thông qua cách kể chuyện về chứng ngôn cá nhân hay cộng đồng. Chính nhờ trí óc sáng tạo của họ mà chúng ta bước vào những khoảng trống này, làm phân tán và dao động cách chúng ta nhận thức về thực tế, trong khi họ hướng dẫn chúng ta (ngay cả khi bị bịt mắt) nhìn sang một nơi khác.
— Chuyển ngữ: Phan Yến Nhi, Phùng Thị Phương Anh. Hiệu đính: Út Quyên. Biên tập: Thu Thảo Ảnh: Bình Lưu Vạn Phước Key visual: Dan Ni Design: thảo
—--------
MAP 2023 Round Table: (Im)mobility
In a course I took my last semester at UC Berkeley on memory of late-socialism in Eastern Europe, I was introduced to the concept of Ma, a Sino-Japanese symbol signifying ‘negative space’ — ‘an image of light beaming through the empty space of a doorway. The term was mobilized to explore the gaps in memory building of the socialist era amidst the region’s transition to a democratic political system and market oriented economy. What are the blindspots that everyday people are needing to address and act upon? To fill? To remember a life that seemed would always remain the same, and suddenly no longer did? The philosophy became a reference framework for my own research on emerging independent contemporary art spaces in Hanoi — how are they collectively addressing the gaps in cultural organization in Vietnam today amidst a backdrop of exceptionally rapid socio-economic-cultural change? As it turns out, the answers are not found in the classic Western institutions — contemporary art museums and universities, state funding, etc. —, but rather require searching beyond the less explicitly visible.
This academic quest for exploring Ma contrasts with my physical experience of living in Hanoi. In nearly every instance of the day-to-day, you are faced with what can best be described as over-stimulation. To merely cross the street, you are required to be hyperbolically present, calculating every inch of free space as a chance to move forward and avoid flying scooter/ taxi/ bus collisions. You don’t have the time to reflect on anything beyond your next immediate step, let alone to address the gaps in existing urban infrastructure. In this cacophony of umpteen moving bodies, there is little room to consider which ones are not given a chance to visibly take part in the bustle. And so, you contribute to their relegation to the invisible – to the immobile. The Ma blurs into the zooming red lights.
This most recent MAP round-table talk conducted by Hanoi-based artist Nguyễn Vũ Hải and German-Ghanaian born Zurich-based artist Akosua Viktoria Adu-Sanyah shed a light on mobility within the margins. By shedding a light on the narratives of physically impaired bodies as well as movement within Hanoi’s urban periphery, both Vũ Hải and Akosua challenged the limits of our common understanding of ‘immobility’. What do we not see – in the streets, on the map, in our history, in our memory? What do those who don’t see – in its traditional sense– see? How do we, MAP 2023 audience, see upon exiting the round-table talk and eventual exhibition? Given the overarching theme of mobility, we are searching for movement – given those confined to positions of immobility, both artists invite us to take the gaps in sight – the Ma – into account.
In his project KGC +/- (public space, inclusive or exclusive), Vũ Hải unveiled the extent of which handicapped bodies are neglected, and thus, negated, in Hanoi’s urban planning. His sharing his academic background at the school of architecture was what triggered realization of disabled people incessantly not being taken into account in the city’s street-sidewalk structure, but it was in spending time with his handicapped friend that the lived experience and its intrinsic vulnerabilities became most evident. He spoke of his friend, an elderly woman’s struggle to get to a bus stop — one of the few means of transport in Hanoi that accommodates disabled bodies —, needing to ask the people on her street to clear the sidewalk to allow her to move forward in a straight line. Hanoi is difficult enough to navigate as an able body. After all, the sidewalks are not functional for pedestrians, let alone wheelchairs. They provide parking for scooters, sitting space for restaurants and cafes, trees most often being used by shopkeepers and merchants… If you are fearful of walking in the streets —given the scooters flying past every which way with no more than half-a-meter allocated at a time to cross from one side to the other —, you are relegated to the bordering pavement, perhaps best defined as side-hopscotch. Vu Hai brought to light a discursive reframing: those moving in the margins of mobility are not inherently immobile due to disability. They practice and require an alternative movement. When this is not accommodated for, when a city decides to not assert the necessary initiatives to recognize their necessity to move, they are rendered immobile in the hyper-mobile city.
While Vũ Hải shared a community’s history, Akosua shared her personal story, a testimony of both witnessing her father’s medical struggles as well as interacting with the structures of injustice that birthed them. Losing three quarters of his blood during a prostate surgery, the doctors and nurses watched him bleed without instigating the obvious medical protocol for a blood transfusion. The nerve system damage that resulted from this failure to act led to her father fully losing his vision.
Resilience is a photographic documentation of what came next, Akosua capturing her father's journey of adaptation and recovery from Frankfurt to Ghana as she “got to know a new man”. Beyond the struggle of navigating a world “intended for the abled body”, Akosua highlighted her father’s gradual resurgence of strength — best illustrated by a photo of him lifting weights over his head. Her father passed in October 2021 as medical complications returned..
The marginalized body newly destined for immobility moves despite and against the odds.
Delirium was Akosua’s most recent series, composed of handmade chromogenic darkroom prints from AI-generated images transferred onto color negative film. The original photographs used as inputs for the AI engine were photographs taken of her father’s before his passing. AI’s engine content policy did not allow for the use of human faces at that time. Lo and behold, “[her] African father’s face was not detected as human.”Akosua subsequently re-appropriated the engine’s racial bias, printing the AI generated portrait of her father in large-scale. The spectator intimately encounters this portrayal of human experience, of injustice transformed and re-imagined.
The marginalized body subject to non-recognition of humanness, to re-configured invisibility, becomes hyper-visible.
The structural violence her father endured in real time was sustained and reconfigured in his passing via human bias in objective face recognition AI. Systemic violences characterized a process towards impaired movement, towards immobility. I draw a parallel between Akosua and Vũ Hải discussing immobility as the bitter fruit of structural constraints. Rendering marginalized bodies immobile, invisible, non-human. A top-down process, movement. Not innate.
Understanding the process of rendering marginalized bodies immobile allows the possibility of envisioning how they might move into visibility. Vũ Hải and Akosua, in their respective craft, assert a counter movement to the mainstream process. Both artists subsequently re-endow marginalized bodies and the invisible spaces which they inhabit with an alternative value. The hidden corners of immobility and subsequent invisibility are transformed into creative spaces.
Akosua’s MAP contribution consists of blind-folding participants and having them trace a straight line on a piece of paper as they simultaneously walk a straight line in the factory. Following this, she will process the drawings into AI regenerative image algorithms and then print them large scale similarly to her Delusion work but adapting to the resources available in Vietnam – thus, printing on riso. In his project of tracing the mobility mapping of the Red River, Vũ Hải showcases not just the inhabitants of the River’s floating island, a combination of homeless communities, of migrants, and of artists establishing studios in order to be isolated from the rest of society, but the mobility map of people increasingly not crossing the Red River/ ceramic wall the separates the two sides.
—--
Vũ Hải: “How do I walk through the city? How do I experience it? How does the city move?” – a framework which brings to surface the bodies we do not see walking alongside us, how they experience it, how they shape the city’s movement
—
Akosua: “Creating visuals from spaces of non-site” // working in the darkroom // her father’s blindness
—--
I don’t affirm these ‘gaps’ of marginalized spaces/ bodies as the traditional sense of ma; rather, this framework came to mind as these margins appear as missing pieces of the bigger picture– be it unfrequented neighborhoods on the other side of the wall/ river, be it the blind, those in wheelchairs, or those suffering the consequences of systemic violence. By treating these gaps as creative sites, by retracing a map, re-tracing the mobility of the Hanoian streets with said ‘immobile’ bodies, tracing paper from the point of the blind, re-appropriating AI technology that further render marginalized bodies as inhuman… Vũ Hải and Akosua’s creative thought process contemplate how we move forward when the system does not allow us to do so. Their art therefore inserts a certain agency into these gaps as we – the artists, the art spectators – intentionally move through them. Akosua reminded the MAP audience of the purpose of aesthetics: “gaining knowledge from non-intellectual experience”. Prior to policy, to legal justice, to changes in urban infrastructure, we address the gaps in our social imaginary, and consider the alternatives we fail to think of in the day-to-day.
Ma isn’t just a gap. It’s a pause. To break, to breathe, to contemplate. I thank Vũ Hải and Akosua for demonstrating the necessity for such emotional and inquisitive work – be it through storytelling of community or personal testimony. It is through their creative minds that we enter these gaps, de-centering and de-stabilizing our way of perceiving reality, as they guide us (even if blindfolded) to look elsewhere.
(1). “A Perspective of the Japanese Concept of MA: Japan House La.” JAPAN HOUSE (Los Angeles), 8 Jan. 2023, www.japanhousela.com/articles/a-perspective-on-the-japanese-concept-of-ma.
— Translation: Phan Yến Nhi, Phùng Thị Phương Anh. Proofread: Út Quyên. Editor: Thu Thảo Photos: Bình Lưu Vạn Phước Key visual: Dan Ni Design: thảo
Back | ||||||||||||